Quý I/2021 có 29.300 doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường là 40.323 cũng trong thời gian này. Tỉ lệ doanh nghiệp phá sản tăng đến 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tức là có tới 13.400 công ty dừng hẳn hoạt động kinh doanh mỗi tháng. Những con số từ Tổng cục thống kê cho ta thấy tình hình rất đáng quan ngại của các doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của dịch Covid 19, hoạt động kinh doanh không hiệu quả hay sự yếu kém trong công tác quản lý là một trong những lý do tạo nên con số này. Không quản lý được dòng tiền cũng là một trong những yếu tố tác động, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thấy rõ tác hại của nó.
Vậy quản trị dòng tiền có tác động cụ thể như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp? Và làm thế nào để quản trị dòng tiền một cách hiệu quả nhất? Đọc bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp mình nhé.
Quản Trị Dòng Tiền là hoạt động hoạch định và tổ chức điều khiển để cân đối dòng tiền ra, vào theo yêu cầu của hoạt động của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
Có thể nói, Quản trị dòng tiền hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của cả một doanh nghiệp. Chính vì vậy, vai trò của quản lý dòng tiền là cực kỳ quan trọng với các doanh nghiệp hiện nay.
Quản trị dòng tiền một cách hiệu quả là yêu cầu cực kì cấp thiết, quyết định trực tiếp đến sự sống còn của cả một doanh nghiệp.
Nếu bạn không biết cách quản lý dòng tiền tốt, thì hãy thuê một công ty cung cấp dịch vụ quản lý dòng tiền uy tín để được hỗ trợ. Vì họ có đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ đưa ra những báo cáo, kết quả tốt ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Đầu tiền, chủ doanh nghiệp cần chú trọng đến các khoản vay ngân hàng. Dự kiến doanh thu và thời gian thu hồi nợ mỗi tháng có đủ và khớp với thời gian trả lãi ngân hàng không? Rất rất nhiều doanh nghiệp tự tin rằng mình đang kinh doanh có lời, nhưng vẫn lâm vào tình trạng phải tuyên bố phá sản. Bởi số lợi nhuận mà họ dự kiến có được lại nằm ở tài khoản của khách hàng. Trong khi đó, tài khoản và két sắt của công ty mình thì trống rỗng.
Thứ hai, quản lý tất cả chi phí một cách chi tiết và cẩn thận. Từ những khoản chi phí cố định hàng tháng như nhập hàng hóa, chi phí thuê nhà, lương nhân viên,... cho đến những khoản không cố định và bất thường. Thông thường, các nhà quản trị chỉ tập trung đến các chi phí cố định mà bỏ quên mất các khoản bất định. Đến lúc những khoản này quá lớn và doanh nghiệp không thể chi trả. Bạn chắc cũng th
Mách nhỏ cho các CEO, để không phải loay hoay với việc dự báo, hãy tách nhỏ ra thành từng tháng. Sau đó kiểm tra xem các tháng khác có sự thay đổi gì khác không? Nếu không bạn có thể lấy dự báo mỗi tháng để tham khảo cho cả năm và quý là được.
Đây là lỗ hổng lớn của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Và đây cũng là lý do lớn cho tình trạng doanh nghiệp phá sản trong khi kinh doanh luôn có lời.
Hệ thống kế toán của bạn có giúp bạn phát hiện ra những hoạt động làm phát sinh chi phí? Có giúp bạn định hình được khách hàng tiềm năng là ai? Hay cho bạn câu trả lời về việc thời gian và tỉ lệ sản phẩm hỏng?
Còn rất rất nhiều vấn đề mà một hệ thống kế toán quản trị có thể làm được. Nhưng việc này gần như không được xem trọng trong đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dĩ nhiên nó sẽ dẫn đến thất thoát trong kinh doanh Đồng thời, các chủ doanh nghiệp không thể dự báo và quản trị được dòng tiền của mình.
Vì thế, hãy đầu tư thời gian và chất xám để xây dựng hệ thống kế toán quản trị thật hiệu quả nhé.
Nguyên nhân rất lớn của các doanh nghiệp phá sản trong khi vẫn kinh doanh có lời chính là việc quản lý công nợ không tốt. Các khoản nợ phải trả thì tháng nào cũng phải giải quyết. Nhưng các khoản phải thu thì lại để từ tháng này qua tháng khác mà không thu về được. Hoặc cũng có thể tiền đang nằm trong mớ hàng hóa tồn kho không xuất được. Tình trạng chung là, rất nhiều doanh nghiệp không thể kiểm soát tốt các khoản này. Tuyên bố phá sản có lẽ là điều hiển nhiên.
Hãy cân đối để thời gian thu tiền về và trả tiền ra phù hợp và đủ dài để doanh nghiệp xoay sở. Doanh nghiệp thương mại và sản xuất, con số 3 - 6 tháng là phù hợp.
Hiểu nhu cầu khách hàng và thị trường là cách để giúp doanh nghiệp giảm thiểu được hàng tồn trong kho. Không phải lúc nào nhập cũng nhập số lượng lớn cho tất cả các mặt hàng. Mà phải xem hàng nào bán chạy, hàng nào không, để dự báo cho việc nhập hàng.
Việc để hàng tồn kho quá lâu nếu nghĩ đơn giản là sẽ làm giảm chất lượng hàng hóa, khó bán được hàng. Nhưng nếu để lâu dài nó sẽ là một khoản tiền chết mà doanh nghiệp không thể thu hồi được, làm chậm trễ hoạt động kinh doanh của bạn.
Ngay cả cá nhân còn có khoản tiền dự trữ phòng các trường hợp bất ngờ thì tại sao doanh nghiệp lại không chuẩn bị trước khoản này. Giả sử bạn có khách hàng VIP muốn nhập một lượng rất lớn sản phẩm của bạn? Lúc này nếu bạn không có ngân sách dự trữ, chẳng phải bạn sẽ vay ngân hàng với mức lãi suất không hề nhỏ để nhập nguyên vật liệu để sản xuất sao?
Hãy luôn trích ra một phần lợi nhuận hàng tháng để dự trữ. Khi đủ lớn, bạn hoàn toàn có khả năng mở rộng quy mô mà không cần phải vay vốn đúng không.
Dịch vụ Quản Trị Dòng Tiền chuyên nghiệp tại Tín Phát Finance
Một xu hướng phổ biến gần đây là thuê ngoài dịch vụ quản lý dòng tiền được cung cấp bởi các bên dịch vụ chuyên nghiệp. Với phương án thuê ngoài này, doanh nghiệp không những trút bỏ gánh nặng quản lý các dòng tiền mà còn có thời gian tập trung phát triển các hoạt động chính, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và các bên liên quan.
Cho dù đó là quản lý các hoạt động dòng tiền hàng ngày hay lập kế hoạch dòng tiền dài hạn, Tín Phát Finance có thể tự tin thực hiện các dự án có độ phức tạp khác nhau. Chúng tôi được xây dựng bởi:
Để có được kế hoạch và dự báo dòng tiền trong doanh nghiệp một cách dễ dàng và chính xác. Hãy liên hệ Tín Phát Finance để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn sớm nhất nhé!
---------
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÍN PHÁT FINANCE